Cứu hành tinh và sức khỏe của bạn bằng cách tránh xa đồ ngọt

Cứu hành tinh và sức khỏe của bạn bằng cách tránh xa đồ ngọt
Friday,
19/11/2021
Đăng bởi: neohealth

Cứu hành tinh và sức khỏe của bạn bằng cách tránh xa đồ ngọt

Bạn muốn làm gì điều gì đó cho môi trường? Hãy cắt giảm đồ ngọt, bánh ngọt, đồ chiên rán và thịt chế biến sẵn.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trong tháng này, giảm những thực phẩm này trong chế độ ăn uống của chúng ta không chỉ tốt hơn cho sức khỏe của chúng ta mà còn tốt hơn cho hành tinh.

Các hộ gia đình ở Úc và New Zealand ăn nhiều hơn đồ ăn vặt so với khuyến nghị của các hướng dẫn chế độ ăn uống, góp phần vào việc phát thải khí nhà kính (GHGe) liên quan đến thực phẩm và các tác động môi trường khác.

Chuyên gia dinh dưỡng Sara Forbes của Đại học South Australia (UniSA), dẫn đầu một cuộc đánh giá kiểm tra 20 nghiên cứu về tác động môi trường của việc tiêu thụ thực phẩm ở cả hai quốc gia này. Bà cho biết rằng những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết của các lựa chọn chế độ ăn uống bền vững hơn.

Theo một báo cáo của Chính phủ Úc được công bố vào năm 2020, nước này đã thải ra ước tính khoảng 510 tấn carbon dioxide (CO2), trong đó lượng khí thải liên quan đến thực phẩm chiếm 14,2% trong tổng số này. Báo cáo này cho thấy trung bình người Úc tạo ra 19,7kg carbon dioxide mỗi ngày qua chế độ ăn uống của họ.

Một báo cáo khác từ năm 2017 cho thấy chất thải thực phẩm chiếm khoảng 6% khí thải nhà kính của Úc. Chất thải này bao gồm nước, năng lượng và thuốc trừ sâu được sử dụng trong sản xuất và đóng gói thực phẩm mà cuối cùng được đưa vào bãi rác. Tại đây nó thải ra nhiều khí mê-tan khi phân hủy.

Các nhà nghiên cứu cho biết, không giống như New Zealand, Hướng dẫn chế độ ăn uống của Úc (ADG) hiện tại không xem xét các tác động môi trường của thực phẩm và cần phải được cập nhật.

Hướng dẫn chế độ ăn uống của Úc hiện tại khuyến nghị khẩu phần thực phẩm 'cốt lõi' hàng ngày gồm: trái cây và rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, trứng, quả hạch, hạt, các loại đậu, sữa, pho mát, sữa chua và các loại thực phẩm thay thế.

Những thực phẩm cốt lõi này được ước tính chiếm từ 67-73% tổng khí thải nhà kính liên quan đến thực phẩm ở Úc. Trong đó thịt, ngũ cốc và sữa đóng góp nhiều khí thải nhất. Trái cây và rau quả đóng góp thấp nhất.

Thực phẩm khác bao gồm đồ uống có đường, rượu, bánh kẹo và thịt chế biến, chiếm từ 27-33% khí thải nhà kính liên quan đến thực phẩm. Mặc dù tỷ lệ phần trăm thấp hơn so với lượng phát thải thực phẩm cốt lõi, nhưng việc người Úc đang tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu năng lượng, thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng không giúp ích gì cho môi trường.

Tại New Zealand, khí thải nhà kính liên quan đến thực phẩm cao nhất là thịt, hải sản và trứng (35%), tiếp theo là các loại thực phẩm siêu chế biến như bánh ngọt và kem (34%).

Bà Forbes nói rằng “Đã đến lúc chúng ta thừa nhận về tác động môi trường của loại và lượng thực phẩm chúng ta ăn, xét cho hành tinh cũng như sức khỏe của chúng ta. Đến năm 2050, dân số thế giới được dự báo sẽ đạt 10 tỷ người. Không có cách nào chúng ta có thể nuôi đủ số lượng người đó trừ khi chúng ta thay đổi cách ăn và sản xuất thực phẩm."

Trên toàn thế giới, việc tiêu thụ và sản xuất thực phẩm chiếm 1/4 tổng lượng khí thải toàn cầu. Một nửa diện tích đất có thể sinh sống trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, điều này đã làm mất đi 60% đa dạng sinh học. Hơn nữa, ước tính khoảng 2/3 lượng nước ngọt trên thế giới được sử dụng để tưới tiêu.

 

Theo Science Daily

                                                                                                                    

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: