"Hộ chiếu miễn dịch" trong bối cảnh COVID-19

Monday,
27/04/2020
Đăng bởi: neohealth

World Health Organization

Ngày 24 tháng 04 năm 2020

"Hộ chiếu miễn dịch" trong bối cảnh COVID-19

 

WHO đã công bố hướng dẫn điều chỉnh các biện pháp y tế công cộng và xã hội cho giai đoạn tiếp theo ứng phó COVID-19. Một số chính phủ cho rằng việc phát hiện kháng thể đối với SARS-CoV-2  (virus gây ra COVID-19), có thể làm cơ sở để cấp “hộ chiếu miễn dịch” hoặc “chứng nhận không có rủi ro”, theo đó cho phép các cá nhân đi du lịch hoặc quay trở lại làm việc và cho rằng họ được bảo vệ chống lại sự tái nhiễm. Hiện tại không có bằng chứng cho thấy những người đã hồi phục từ COVID-19 và có kháng thể được bảo vệ khỏi việc bị tái nhiễm lần hai.

Đo lường các kháng thể đặc hiệu với COVID-19

Sự phát triển khả năng miễn dịch với mầm bệnh thông qua nhiễm bệnh tự nhiên là một quá trình gồm nhiều bước thường diễn ra trong 1-2 tuần. Cơ thể phản ứng với virus ngay lập tức bằng phản ứng bẩm sinh không đặc hiệu trong đó đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào đuôi gai làm chậm tiến trình của virus và thậm chí có thể ngăn chặn nó gây ra các triệu chứng. Phản ứng không đặc hiệu này được theo sau bởi phản ứng thích nghi, trong đó cơ thể tạo ra các kháng thể liên kết đặc biệt với virus. Những kháng thể này là các protein được gọi là immunoglobulin. Cơ thể cũng tạo ra các tế bào T nhận biết và loại bỏ các tế bào khác bị nhiễm virus. Điều này được gọi là miễn dịch tế bào. Phản ứng thích nghi kết hợp này có thể loại bỏ virus khỏi cơ thể và nếu phản ứng đủ mạnh, có thể ngăn ngừa tiến triển thành bệnh nặng hoặc tái nhiễm bởi cùng một loại virus. Quá trình này thường được đo lường bằng sự hiện diện của kháng thể trong máu.

WHO tiếp tục xem xét bằng chứng về phản ứng kháng thể với nhiễm SARS-CoV-2. Hầu hết các nghiên cứu này cho thấy những người đã hồi phục có kháng thể với virus. Tuy nhiên, một số người trong số này có hàm lượng kháng thể trong máu rất thấp, cho thấy khả năng miễn dịch tế bào cũng có thể rất quan trọng để phục hồi. Kể từ ngày 24 tháng 4 năm 2020, không có nghiên cứu nào đánh giá liệu sự hiện diện của kháng thể đối với SARS-CoV-2 có mang lại khả năng miễn dịch đối virus này ở người hay không.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm phát hiện kháng thể SARS-CoV-2 ở người, bao gồm xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch nhanh, cần xác nhận thêm để xác định độ chính xác và độ tin cậy của chúng. Khi các xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch không chính xác có thể phân loại sai người theo hai cách. Thứ nhất là họ có thể xác nhận sai cho những người bị nhiễm là âm tính, và thứ hai là những người không bị nhiễm bệnh được xác nhận sai là dương tính. Cả hai lỗi đều có hậu quả nghiêm trọng và sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Các xét nghiệm này cũng cần phân biệt chính xác giữa các bệnh nhiễm trùng trong quá khứ với SARS-CoV-2 và các bệnh gây ra bởi bộ 6 virus Corona mà chúng ta đã biết. 4 trong số các virus này gây ra cảm lạnh thông thường và phổ biến. 2 loại còn lại là virus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính (SARS). Những người bị nhiễm bất kỳ một trong những virus này có thể tạo ra các kháng thể phản ứng chéo với các kháng thể được tạo ra để đối phó với SARS-CoV-2.

Nhiều quốc gia hiện đang xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 ở cấp độ cộng đồng hoặc trong các nhóm cụ thể như nhân viên y tế tiếp xúc gần với các trường hợp nhiễm đã biết hoặc trong các hộ gia đình. WHO hỗ trợ các nghiên cứu này, vì chúng rất quan trọng để hiểu mức độ - và các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự truyền nhiễm. Những nghiên cứu này sẽ cung cấp dữ liệu về tỷ lệ người có kháng thể COVID-19, nhưng hầu hết không được thiết kế để xác định liệu những người đó có miễn dịch với sự tái nhiễm lần hai hay không.

Những ý kiến ​​khác

Tại thời điểm này trong đại dịch, không có đủ bằng chứng về hiệu quả của miễn dịch qua kháng thể để đảm bảo tính chính xác của “hộ chiếu miễn dịch” hoặc “chứng nhận không có rủi ro”. Những người đã khỏi bệnh có thể phớt lờ các khuyến cáo phòng dịch. Do đó, việc sử dụng các chứng chỉ như vậy  có thể làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan. Khi có bằng chứng mới, WHO sẽ cập nhật tóm tắt khoa học này.

 

Theo WHO

Tin tức khác:

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: