Science News
Ngày 28 tháng 01 năm 2020
Nguồn: Đại Học Sydney
Chủ đề: Tác động ô nhiễm không khí có thể làm tim ngừng đập
Như chúng ta đã biết ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho sức khỏe. Sau đây là một nghiên cứu mới cho thấy rằng ngay cả khi tiếp xúc ngắn hạn với nồng độ thấp của bụi mịn nguy hiểm PM2.5 sẽ làm tăng nguy cơ tim ngưng tim ngoài bệnh viện.
Nhà nghiên cứu đã phân tích gần một phần tư triệu trường hợp ngưng tim ngoài bệnh viện và tìm thấy mối liên hệ rõ ràng với mức độ ô nhiễm không khí cấp tính
Nghiên cứu hỗ trợ thêm cho bằng chứng gần đây rằng không có cấp độ an toàn của ô nhiễm không khí.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nguy cơ tăng thêm 1-4% khi mỗi 10.5 g/m3 tăng trong bụi mịn PM2.5
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ảnh hưởng đến tim có thể xảy ra từ 5-7 ngày sau khi có ô nhiễm không khí cấp tính
Nghiên cứu kết luận rằng cải thiện chất lượng không khí là cấp bách. Nó là vấn đề toàn cầu cần được giải quyết.
Sự thật về ô nhiễm không khí
- Cả PM2.5 và PM10 đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường và làm tăng khả năng ngừng tim.
- PM10 tương đối mịn, được tạo ra từ các hoạt động nghiền và chuyển động trên đường xá.
- PM2.5 là vật chất hạt mịn, là dạng ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất, có thể đi sâu hơn vào cơ thể và tồn tại lâu hơn.
Có hai nguồn gây ra PM2.5 chính trên toàn thế giới:
1. Xe cộ / xe cơ giới (xe hơi, xe tải)
2. Cháy rừng (ví dụ như cháy rừng ở Úc hiện tại)