Ăn khuya làm tăng cảm giác đói, giảm lượng calo đốt cháy và thay đổi mô mỡ

Ăn khuya làm tăng cảm giác đói, giảm lượng calo đốt cháy và thay đổi mô mỡ
Friday,
11/11/2022
Đăng bởi: neohealth

Ăn khuya làm tăng cảm giác đói, giảm lượng calo đốt cháy và thay đổi mô mỡ

Béo phì ảnh hưởng đến khoảng 42% dân số trưởng thành Hoa Kỳ và góp phần làm khởi phát các bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường, ung thư và các bệnh khác.

Một số nghiên cứu đã điều tra toàn diện về tác động đồng thời của việc ăn khuya đối với 3 tác nhân chính trong việc điều chỉnh trọng lượng cơ thể và nguy cơ béo phì: điều chỉnh lượng calo nạp vào, số lượng calo bạn đốt cháy và thay đổi phân tử trong mô mỡ.

Một nghiên cứu mới của các nhà điều tra từ Bệnh viện Brigham and Women's Hospital, đã phát hiện ra rằng khi chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu hao năng lượng, cảm giác thèm ăn và các con đường phân tử trong mô mỡ. Kết quả của họ được công bố trên tạp chí Cell Metabolism.

Tác giả cấp cao, Tiến sĩ Frank A. J. L. Scheer cho biết rằng họ muốn kiểm tra các cơ chế có thể giải thích tại sao ăn khuya làm tăng nguy cơ béo phì. "Nghiên cứu trước đây của chúng tôi và những người khác đã chỉ ra rằng ăn khuya có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, tăng lượng mỡ trong cơ thể và làm giảm khả năng giảm cân thành công. Chúng tôi muốn hiểu lý do tại sao."

Tiến sĩ Nina Vujovic cho biết  trong nghiên cứu này, họ muốn biết thời gian chúng ta ăn có quan trọng khi mọi thứ khác được giữ nhất quán không? Và họ nhận thấy rằng ăn muộn hơn 4 tiếng tạo ra sự khác biệt đáng kể cho mức độ đói của chúng ta, cách chúng ta đốt cháy calo sau khi ăn và cách chúng ta tích trữ chất béo.

Vujovic, Scheer và nhóm của họ đã nghiên cứu 16 bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức thừa cân hoặc béo phì.

Mỗi người tham gia đã hoàn thành hai quy trình trong phòng thí nghiệm: một là một lịch trình bữa ăn sớm được lên lịch nghiêm ngặt và một quy trình khác với những bữa ăn giống hệt nhau.

Trong 2-3 tuần cuối cùng trước khi bắt đầu mỗi quy trình trong phòng thí nghiệm, những người tham gia duy trì lịch trình ngủ và thức cố định, và trong 3 ngày cuối cùng trước khi vào phòng thí nghiệm, họ tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn và lịch trình ăn uống giống hệt nhau ở nhà.

Trong phòng thí nghiệm, những người tham gia thường xuyên ghi lại cảm giác đói và thèm ăn của họ, cung cấp các mẫu máu nhỏ thường xuyên trong ngày, đồng thời đo nhiệt độ cơ thể và mức tiêu hao năng lượng của họ.

Để đo lường thời gian ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến các con đường phân tử liên quan đến quá trình hình thành mỡ hoặc cách cơ thể lưu trữ chất béo, các nhà điều tra đã thu thập sinh thiết mô mỡ từ một nhóm nhỏ những người tham gia ở cả hai quy trình.

Kết quả cho thấy rằng việc ăn khuya có tác động sâu sắc đến cảm giác đói và các hormone điều chỉnh sự thèm ăn leptin và ghrelin.

Cụ thể, nồng độ hormone leptin, tín hiệu báo hiệu cảm giác no, đã giảm trong 24 giờ khi ăn muộn so với việc ăn sớm.

Khi những người tham gia ăn muộn, họ cũng đốt cháy calo ở tốc độ chậm hơn, tăng sinh mỡ và giảm phân giải mỡ, thúc đẩy sự phát triển chất béo.

Vujovic giải thích rằng những phát hiện này không chỉ phù hợp với một lượng lớn các nghiên cứu cho thấy rằng ăn muộn hơn có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh béo phì mà còn làm sáng tỏ cách thức điều này xảy ra.

Nghiên cứu này chỉ bao gồm năm phụ nữ tham gia. Với các nghiên cứu trong tương lai, nhóm của Scheer đặt mục tiêu có nhiều phụ nữ tham gia hơn để tăng khả năng khái quát hóa những phát hiện của họ cho một lượng lớn dân số.

Trong tương lai, Scheer và Vujovic cũng quan tâm đến việc hiểu rõ hơn về tác động của mối quan hệ giữa giờ ăn và giờ đi ngủ đối với sự cân bằng năng lượng.

Nghiên cứu này cho thấy tác động của việc ăn muộn so với ăn sớm. Ở đây, họ đã cô lập những tác động này bằng cách kiểm soát các biến gây nhiễu như lượng calo, hoạt động thể chất, giấc ngủ và tiếp xúc với ánh sáng, nhưng trong cuộc sống thực, nhiều yếu tố trong số này có thể bị ảnh hưởng bởi giờ ăn.

 

Theo Science Daily

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: